Trang chủ Khắc dấu giá rẻ Khắc dấu và những quy định cần biết

Khắc dấu và những quy định cần biết

admin 916

I- THỦ TỤC GIẤY TỜ CẦN THIẾT.

1. Thủ tục khắc con dấu mới:

– Các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng khắc dấu của cấp có thẩm quyền. Trường hợp trong quyết định thành lập chưa cho phép sử dụng con dấu thì cơ quan quyết định thành lập phải có văn bản cho phép cơ quan, tổ chức đó được sử dụng con dấu

alt

– Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải có quyết định hoặc giấy phép thành lập, cho phép sử dụng khắc con dấu hoàn công và Điều lệ hoạt động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với hội cấp trung ương có tổ chức hoạt động trong phạm vi toàn quốc do Bộ Nội vụ quyết định thành lập và quyết định phê duyệt Điều lệ; Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và quyết định phê duyệt Điều lệ; Các tổ chức hội thuộc hệ thống các tổ chức hội nói trên phải có quyết định thành lập đúng trình tự pháp lý theo Điều lệ của Hội đã được phê duyệt. Các con dấu của các tổ chức xã hội, chính trị (Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Công đoàn) phải có thêm văn bản đề nghị của Ban tổ chức tỉnh uỷ.

+ Các tổ chức tôn giáo phải có Điều lệ hoặc Hiến chương đã được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nội vụ hoặc Sở Nội vụ; hoặc Công văn của Sở nội vụ đề nghị khắc dấu cho tổ chức tôn giáo.

+ Tổ chức khoa học phải có Giấy chứng nhận đăng ký khoa học do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hoặc Sở Khoa học công nghệ và môi trường cấp.
+ Tạp chí, Nhà xuất bản phải có giấy phép hoạt động do Bộ Thông tin truyền thông hoặc Sở Thông tin truyền thông cấp.

+ Các tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trừ tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Các tổ chức kinh tế:

+ Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện).

+ Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh.

+ Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm phải có Quyết định thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép điều chỉnh (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện) hoặc Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam) do Bộ Tài chính cấp.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các đơn vị thành viên của doanh nghiệp này phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngoài các giấy tờ trên, phải có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đặt trụ sở và hoạt động tại địa phương đó.

+ Đối với đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu).

2. Thủ tục khắc đổi, khắc lại con dấu:

– Khắc lại con dấu do bị mòn, méo, hỏng, mất dấu cơ quan, tổ chức dùng dấu phải có công văn nêu rõ lý do và đề nghị.

– Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.

– Khi nhận dấu mới, phải nộp lại con dấu cũ kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (CD4). Trường hợp mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (CD4) phải có văn bản trình bày rõ lý do.

II- ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; hội quần chúng; tổ chức kinh tế; đơn vị vũ trang; cơ quan tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

 

Hỏi đáp & nhận xét
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
ZALO CHAT
Mr Mạnh
093.222.5678